Theo Financial Times, trong trường hợp ông Joe Biden chính thức trở thành Tổng thống Mỹ và chuyển đến Nhà Trắng vào tháng 1/2021, ngành công nghệ toàn cầu sẽ có cơ hội được “thở phào nhẹ nhõm”.
Sau những diễn biến căng thẳng của cuộc bầu cử đầu tháng 11, nhiều hy vọng tin rằng Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ xoa dịu mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Trung Quốc, đồng thời mang lại sự ổn định cần thiết cho các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đây chỉ là "cơ hội", không gì đảm bảo ông chủ mới của Nhà Trắng sẽ buông tha cho các công ty công nghệ Trung Quốc.
![]() |
Tương lai của thế chiến công nghệ Mỹ-Trung giờ đặt vào tay Joe Biden, Tổng thống đắc cử mới của nước Mỹ. Ảnh: CNBC. |
Mặc dù vậy, ông Biden cũng phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến bộ tứ công nghệ ở Mỹ là Facebook, Amazon, Alphabet và Apple. Ngoài ra, ông Biden sẽ phải cân nhắc các chính sách của mình nếu Đảng Dân chủ không giành được quyền kiểm soát Thượng viện.
Sau 4 năm đầy biến động dưới thời Tổng thống Donald Trump, tương lai của các nhà cung cấp chip, nhà sản xuất smartphone cũng như những gã khổng lồ thống trị Internet đang được chuyển vào tay ông Biden.
Liệu thế chiến Mỹ-Trung có đến hồi kết?
Một trong những hy vọng lớn nhất mà giới công nghệ dành cho ông Biden chính là cuộc chiến giữa 2 cường quốc trên thế giới. Kể từ khi chính phủ Mỹ đưa Huawei Technologies và danh sách đen thương mại vào năm 2019, các hãng công nghệ nước này đã đánh rơi hàng tỷ USD doanh thu.
Bước sang năm 2020, chính quyền ông Trump tiếp tục mở rộng cuộc đàn áp đối với các công ty công nghệ Trung Quốc, bao gồm cả TikTok. Thung lũng Silicon có lý do để lo ngại Bắc Kinh sẽ trả đũa và gây ra thiệt hại lớn đối với nền công nghệ Mỹ.
![]() |
Nền công nghệ của Mỹ và Trung Quốc vừa trải qua khoảng thời gian sóng gió dưới nhiệm kỳ ông Trump. Ảnh: SCMP. |
Tuy nhiên, giới chuyên gia trong ngành tin rằng ít có khả năng ông Biden sẽ đảo ngược tình thế hiện tại, hoặc ít nhất làm chậm lại quá trình chia tách chuỗi cung ứng giữa 2 nước.
“Có thể ông Biden sẽ tiếp tục chính sách cứng rắn với Trung Quốc, thậm chí có nhiều chiến lược hơn”, Orit Frenkel, nhà điều hành nhóm vận động Sáng kiến Lãnh đạo Mỹ. Theo bà Frenkel, cách tiếp cận của chính quyền ông Trump trước đây, bao gồm việc tăng thuế quan, đã gây ra nhiều thiệt hại tới các công ty Mỹ.
Bên cạnh đó, cuộc cạnh tranh công nghệ giữa 2 siêu cường sẽ gay gắt hơn dưới triều đại ông Biden. Với sức mạnh của công nghệ Trung Quốc, sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng sẽ trở thành mối đe dọa lớn tới an ninh quốc gia Mỹ.
“Xu hướng đa dạng hóa sẽ không thay đổi trong một thời gian dài”, Simon Lin, Chủ tịch của Wistron, đối tác sản xuất của Apple, Dell, HP, cho biết.
Theo Financial Times, quá trình chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc sẽ là điều duy nhất không thay đổi. Apple, HP, Dell và Google đã yêu cầu các nhà cung cấp chuẩn bị phương án sản xuất “ngoài Trung Quốc”. Cùng lúc đó, nhiều công ty điện tử chủ chốt đã mở rộng cơ sở sản xuất của họ tại Đài Loan, Ấn Độ và nhiều quốc gia Đông Nam Á.
Theo những nguồn tin chia sẻ với Nikkei Asian Review, cho dù bất kỳ ai ngồi vào chiếc ghế ông chủ Nhà Trắng, Apple sẽ vẫn tiếp tục kế hoạch di chuyển năng lực sản xuất sang Ấn Độ và Việt Nam.
Ông Biden có thân thiện hơn với nhân công nước ngoài?
Tại quê nhà, ông Biden có thể sẽ “thân thiện” hơn với nguồn lực từ nước ngoài. Trước đó, vào tháng 6/2020, chính quyền ông Trump đã đình chỉ việc cấp thị thực H-1B, đồng thời nâng cao các yêu cầu đối với người xin thị thực. H-1B vốn là thị thực quan trọng được Thung lũng Silicon sử dụng nhằm chiêu mộ nhân tài, phần lớn đến từ Trung Quốc và Ấn Độ.
![]() |
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc bị ông Trump kiềm tỏa về mọi mặt. Ảnh: Financial Times. |
“Chúng ta không còn sống ở những năm 1920 nữa. Đây là nền kinh tế toàn cầu và chúng ta phải cạnh tranh. Mặc dù vậy, ông Biden là người có xu hướng theo phe bảo thủ hoặc ôn hòa hơn một chút khi đề cập đến các vấn đề lao động nhập cư”, Diane Hernandez, luật sư nhập cư tại công ty luật Hall Estill cho biết.
Để giúp các công ty công nghệ Mỹ duy trì khả năng cạnh tranh trên toàn cầu, bà Hernandez tin rằng ông Biden sẽ “không gây khó khăn” đối với nhân tài nước ngoài. Tuy nhiên, bà cũng hy vọng chính quyền tổng thống đắc cử sẽ nhẹ tay hơn với các chính sách nhập cư, bao gồm cả chương trình H-1B trong 4 năm tới.
Những lời hứa hẹn còn dang dở
Dưới nhiệm kỳ ông Trump, 2 trong số các công ty công nghệ lớn trên thế giới là Foxconn và TSMC đều cam kết các khoản đầu tư khổng lồ vào nội địa Mỹ. Tuy nhiên, sau khi lời hứa đầu tư xây dựng nhà máy 10 tỷ USD của Foxconn bị thu hẹp, ông Trump đã đánh rơi nhiều lợi thế khi tái tranh cử chiếc ghế Nhà Trắng.
Hồi tháng 5, TSMC cũng công bố kế hoạch xây dựng cơ sở sản xuất chip trị giá 12 tỷ USD ở Arizona, một trong những bang chiến trường khốc liệt.
Chỉ 2 tuần trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu tại Mỹ, Terry Gou, người sáng lập và cựu Chủ tịch Foxconn đã cam kết tiếp tục đầu tư vào Wisconsin cho dù bất kể ứng viên nào chiến thắng, “miễn là các nhà hoạch định chính sách vẫn duy trì cam kết với Foxconn”.
![]() |
Giới công nghệ được dự đoánh sẽ hưởng lợi dưới nhiệm kỳ của Tổng thống đắc cử Joe Biden. Ảnh: Finnacial Times. |
Khác với Foxconn hay TSMC, Samsung cũng cam kết đầu tư dưới thời ông Trump. Tuy nhiên, hãng công nghệ Hàn Quốc đang hưởng lợi từ cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung khi duy trì được vị thế là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới.
Một lãnh đạo của Samsung cho biết sự ủng hộ của ông Biden đối với thương mại tự do và chủ nghĩa đa phương sẽ tạo động lực giúp công ty phát triển. Hiện tại, hơn 80% doanh thu của Samsung đến từ thị trường nước ngoài.
“Sự phát triển của chúng tôi là nhờ quá trình toàn cầu hóa trong thương mại. Nhiều doanh nghiệp của chúng tôi dựa vào chuỗi giá trị toàn cầu”, vị lãnh đạo giấu tên nhận định.
Về chính sách công nghệ trong nước, ông Biden cam kết đầu tư mạnh vào mảng công nghệ nằm trong chương trình nghị sự “Buy American”. Kế hoạch này bao gồm 300 tỷ USD đầu tư vào những công nghệ mới, từ xe điện, vật liệu nhẹ cho đến 5G, trí tuệ nhân tạo, vốn là những lĩnh vực thế mạnh của Trung Quốc.
Rob Atkinson, Chủ tịch tịch Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin, cho rằng giới công nghệ sẽ được hưởng lợi dưới nhiệm kỳ ông Biden. Tuy nhiên, bà Kamala Harris, Phó Tổng thống đắc cử, lại là người thường xuyên công khai chỉ trích lĩnh vực công nghệ và kêu gọi đưa ra nhiều quy định hơn, đặc biệt với mạng xã hội Facebook.
“An ninh mạng, quyền riêng tư và một số khía cạnh khác là mối quan tâm của ông Biden. Tôi nghĩ rằng chính phủ sẽ tham gia giám sát nhiều hơn đối với lĩnh vực công nghệ”, ông Darrell West cho biết.
Trước đó, ông Biden từng kêu gọi đánh thuế thu nhập liên bang tối thiểu nhắm vào các công ty như Amazon.
Theo Zing
Trung Quốc cho rằng Mỹ dùng an ninh mạng làm cái cớ để 'săn' công ty của nước ngoài. Hành vi 'bắt nạt' này phải bị phản đối.
" alt=""/>Ông Biden có dừng chiến tranh công nghệ MỹTrong số 5 người bị bắt, có 3 người đang tạm nghỉ việc. Hiện 5 người này đã bị Amazon sa thải và đang chờ phán quyết cuối cùng của tòa án. Khi cảnh sát bắt giữ những người này, họ phát hiện 10 chiếc iPhone khác đang chuẩn bị được tuồn ra ngoài theo cách tương tự. Ngoài ra, còn có một lượng lớn giấy mã IMEI, có vẻ như đã bị xé khỏi hộp để cản trở công tác điều tra.
Hiện tại, cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục để xác định điểm đến cuối cùng của những chiếc iPhone bị đánh cắp và không loại trừ khả năng vẫn còn những đối tượng tình nghi khác. Theo ước tính, băng nhóm này đã đánh cắp lô hàng trị giá 500.000 Euro (tương đương 592.000 USD).
Với mức độ phổ biến và giá cả cao, iPhone đã trở thành một trong những mục tiêu của những kẻ trục lợi. Vào tháng 3 năm nay, lô hàng iPhone trị giá 3 triệu euro đã bị đánh cắp từ sân bay Skipol ở Amsterdam, và vào tháng 5, lô hàng Apple Watch trị giá 530.000 euro cũng đã bị đánh cắp.
Phong Vũ
Với thỏa thuận giữa hai bên, khách hàng của 11st, nền tảng thương mại điện tử của nhà mạng Hàn Quốc SK Telecom, có thể mua trực tiếp các sản phẩm được bán trên Amazon.
" alt=""/>Năm nhân viên Amazon bị bắt vì trộm Apple lô hàng iPhone 12 trị giá nửa triệu đô"Một mặt, những công ty này đại diện cho quá trình hiện đại hóa thành công của Trung Quốc và năng lực cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng. Một mặt khác, Bắc Kinh từ lâu đã chật vật với việc kiểm soát các công ty công nghệ lớn trong nền kinh tế nước này", bà nói thêm.
Hồi đầu tuần, Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường Trung Quốc lần đầu công bố dự thảo các quy tắc nhằm xác định những điểm cấu thành hành vi độc quyền.
Dự thảo của Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường bao gồm giá cả, phương thức thanh toán và sử dụng dữ liệu nhắm vào người dùng. Những nỗ lực này nhằm điều chỉnh hành vi độc quyền của các tập đoàn công nghệ, vốn phát triển như vũ bão trong vài năm qua.
![]() |
Bắc Kinh muốn siết chặt quyền kiểm soát các công ty công nghệ hàng đầu đất nước. Ảnh: Reuters. |
Siết chặt kiểm soát
Tại Trung Quốc, các dịch vụ được những công ty công nghệ hàng đầu cung cấp đã trở nên thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn, ứng dụng nhắn tin WeChat của Tencent được hơn 1 tỷ người sử dụng mỗi tháng.
WeChat cũng không đơn thuần là một ứng dụng nhắn tin. Người dùng có thể thanh toán qua WeChat Pay, đặt vé máy bay, tàu hỏa, mua sắm trực tuyến mà không cần rời khỏi ứng dụng. Ngoài ra, tập đoàn Tencent cũng rất mạnh trong lĩnh vực game.
Trong khi đó, ứng dụng Alipay của Ant Group có 700 triệu người dùng mỗi tháng. Alibaba của tỷ phú Jack Ma nắm giữ 1/3 cổ phần Ant Group. Hôm 11/11, các cổ phiếu công nghệ đồng loạt lao dốc trước thông tin về dự thảo quy tắc chống độc quyền.
Trên thực tế, các chuyên gia cho biết Bắc Kinh đã tìm cách giải quyết những vấn đề này từ lâu. Hồi đầu năm 2018, các cơ quan quản lý Trung Quốc đình chỉ việc phê duyệt trò chơi điện tử mới vì lo ngại chúng chứa quá nhiều bạo lực và khiến trẻ em gặp vấn đề thị lực. Tencent cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi động thái này.
![]() |
Ứng dụng Alipay của Ant Group có đến 700 triệu người dùng mỗi tháng. Ảnh: Reuters |
Gần đây, đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Ant Group tại Hong Kong và Thượng Hải bị tạm hoãn. Sở giao dịch Chứng khoán Thượng Hải tuyên bố Ant đã "gặp các vấn đề nghiêm trọng như sự thay đổi trong môi trường quản lý công nghệ tài chính".
Tuyên bố được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và các cơ quan quản lý khác ban hành quy tắc dự thảo mới về tín dụng vi mô (micro-lending). Những quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến startup công nghệ tài chính của Jack Ma.
Tuy nhiên, CNBC nhận định các luật chống độc quyền mới có thể không dễ thực hiện. "Mọi thứ khó khăn ngay cả với các nhà quản lý phương Tây, nơi luật chống độc quyền đã có lịch sử rất lâu đời", ông Brian Bandsma, Giám đốc danh mục đầu tư tại hãng Vontobel Quality Growth, nhận định.
Mối quan hệ phức tạp
"Các cơ quan quản lý Trung Quốc cũng phải đối mặt với thách thức tương tự. Những doanh nghiệp (độc quyền) rất khó xác định và kiểm soát thông qua các định nghĩa pháp lý truyền thống", ông nói thêm.
Hồi cuối tháng trước, tỷ phú Jack Ma lên tiếng chỉ trích cơ quan quản lý tài chính của Trung Quốc. Đây có thể là lý do dẫn đến thương vụ IPO của Ant Group sụp đổ. Bên cạnh đó, một số nhà quan sát cho rằng nguyên nhân là các quy tắc chống độc quyền mới đây.
Theo Morgan Stanley, Alibaba, Tencent, Meituan, JD.com và Pinduoduo đều là những công ty có thể bị ảnh hưởng bởi các quy định mới. "Điều này sẽ phục thuộc vào cách thực thi quy định, hoặc liệu có thêm luật hoặc quy định mới trong quá trình thực thi hay không", ông Paul Triolo, Trưởng bộ phận Thực hành Công nghệ địa lý tại Eurasia Group, bình luận.
"Dường như khi Bắc Kinh quyết định thực hiện hành động theo quy định, mọi thứ sẽ diễn ra nhanh chóng và các công ty phải tuân thủ theo", ông Paul Triolo nói.
Tuy nhiên, việc đối phó với các quy định không phải là vấn đề mới đối với những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc. Chẳng hạn, Tencent đã vượt qua các quy định khác nhau về ngành công nghiệp game.
Công ty fintech Lufax là một gã khổng lồ cho vay ngang hàng tại đất nước tỷ dân. Tuy nhiên, các quy định khắt khe của Trung Quốc đối với lĩnh vực này đã buộc công ty phải thu hẹp quy mô. Năm 2019, Lufax rời khỏi mảng cho vay ngang hàng và chuyển hướng sang hoạt động kinh doanh khác.
"Các công ty khá thành thạo trong việc nhanh chóng xoay chuyển chiến lược kinh doanh", bà Schaefer của Trivium China nhận xét.
Tuy nhiên, khác với Mỹ, Bắc Kinh có thể thay đổi lĩnh vực công nghệ nhanh chóng hơn. "Dường như khi Bắc Kinh quyết định thực hiện hành động theo quy định, mọi thứ sẽ diễn ra nhanh chóng và các công ty buộc phải tuân theo", ông Triolo nhận định.
"Những động thái mới nhất là một loại cảnh báo, giống như chúng ta đã thấy ở Thung lũng Silicon. Các công ty sẽ phản ứng với những quy định mới và chủ động hành động để giải quyết mối lo của giới chức trách", ông nói thêm.
![]() |
Sự cố Ant Group cũng có thể do các quy tắc chống độc quyền mới được đưa ra gần đây. Ảnh: Reuters |
Trong vài năm qua, các gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc đã cố gắng mở rộng ra nước ngoài. Hồi năm 2016, Alibaba mua lại cổ phần kiểm soát Công ty thương mại điện tử Lazada (có trụ sở tại Singapore) với mục đích mở rộng sang Đông Nam Á.
Huawei là một ví dụ khác. Trước khi Mỹ áp các lệnh trừng phạt lên nhà sản xuất điện thoại thông minh, Huawei được coi là chìa khóa cho tham vọng trở thành siêu cường công nghệ toàn cầu của Trung Quốc.
Trên thực tế, Bắc Kinh cần cân bằng giữa tham vọng dẫn đầu công nghệ toàn cầu và mục tiêu điều tiết lĩnh vực công nghệ trong nước. "Các cơ quan quản lý cũng cần cẩn thận. Những công ty lớn có lợi thế quy mô để thu được lợi ích từ dữ liệu và cạnh tranh trên sân chơi toàn cầu", ông Triolo bình luận.
"Đó cũng là một mục tiêu mà Bắc Kinh mong muốn", ông nhấn mạnh.
(Theo Zing)
Trung Quốc đình chỉ vụ IPO lịch sử của Ant Group có thể khiến giá trị của công ty fintech này giảm tới 140 tỷ USD.
" alt=""/>Trung Quốc chật vật quản lý những gã khổng lồ công nghệ